Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bài học Marketing từ Gillette (phần 1)

Khả năng quản trị sản phẩm, cải tiến sản phẩm, chiến lược giá, truyền thông marketing tích hợp, phân khúc, cạnh tranh, marketing thể thao, marketing toàn cầu, chiến lược tập trung.

Giới thiệu về công ty Gillette:

Công ty Gillette thành lập năm 1901 ở Boston, Hoa Kỳ , bởi người bán rong King C.Gillette.Hoạt động trong ngành công nghiệp chăm sóc và làm đẹp.

Phân tích môi trường:

Trong những năm 1920 – 1930, khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu kết hợp với chiến tranh thế giới thứ II tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty Gillette. Bên cạnh đó nền văn hóa và tôn giáo phương Tây tác động đến hành vi cạo râu, một số phụ nữ ở các nước châu Âu lựa chọn không cạo râu vì lý do văn hóa, nhưng những người khác bây giờ lại quan tâm khi họ ngày càng hâm mộ lối sống phương Tây.

Trong giai đoạn khởi đầu, sự cạnh tranh trong ngành là không đáng kể, Gillette chiếm gần 70% thị phần trong ngành dao cạo và lưỡi. Đến năm 1962, công ty WiKinson Sword đưa ra dao cạo thép không rỉ, giành đi một phần lớn thị phần dao cạo của Gillette..Từ giai đoạn này, Gillette bắt đầu cảm nhận việc tác động của đối thủ cạnh tranh, thị phần của nó giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến giờ 49%.

Năm 2003, cuộc chiến dao cạo trở nên xấu đi với sự đe dọa nhiều hơn từ các đối thủ cạnh tranh Schick. Và sự cạnh tranh tiếp tục tập trung vào cái tiến sản phẩm..

Tình huống:

Công ty Gillette đã nổi tiếng về cải tiến trong cả phát triển sản phẩmvà chiến lược marketing.Trong thị trường dao cạo và lưỡi cạnh tranh khốc liệt, nhưng đang mở rộng và tăng trưởng.Gillette nắm giữ thị phần dẫn đầu trên toàn cầu cải tiến lớn nhất vào năm 2006 cho ra sản phẩm dao cạo Fusion 5 lưỡi.


Ngày nay, cải tiến trong dao cạo và lưỡi bị hạn chế bởi thiếu công nghệ mới và khách hàng ngày càng không hài lòng cho việc chi trảtrong  công nghệ cạo râu “mới nhất và tốt nhất”. Gillettephải  quyết định làm thế nào để bỏ qua cuộc chiến dao cạo và duy trì hoặc tăng thị phần trên thị trường dao cạo toàn cầu.

Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết phần 2: Bài học Marketing từ Gillette (phần 1)

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Ngành bột giặt trong những năm gần đây (phần cuối)

Tiếp phần 2 và hết

Muốn thu hút người tiêu dùng, sản phẩm nội buộc phải đưa ra giá thấp hơn nhiều. So sánh trên thị trường, hiện giá sản phẩm bột giặt nội như Mỹ Hảo, Bay, Net, Lix, Đức Giang, Vì Dân… rẻ hơn 30-40% so với bột giặt Omo, Viso, Tide. Tuy giá đắt hơn các sản phẩm bột giặt khác, nhưng Omo, Viso, Tide vẫn chiếm thị phần cao, vẫn luôn được ưa chuộng. Đó là kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu mà Các tập đoàn này đã dày công xây dựng từ lúc xâm nhập vào thị trường hiện nay.

Nắm bắt được chu kỳ sử dụng bột giặt của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng để các nhà sản xuất đưa ra chu kỳ khuyến mãi, tung ra sản phẩm mới hợp lý. Đi đôi với đó là mua bột giặt với trọng lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, cũng không phải mua nhiều lần.

Theo kết quả nghiên cứu của một số trang báo, các chuyên gia đưa ra những ý kiến chung nhất cho thấy số người tiếp tục dùng bột giặt Omo chiếm một tỷ lệ cao, tỷ lệ người tiêu dùng không sử dụng tiếp mà thay đổi sản phẩm khác chiếm tỷ lệ thấp 20%,

Đa số người tiêu dùng không đổi sản phẩm đang sử dụng chiếm 52%, tỷ lệ đổi bột giặt thỉnh thoảng là 38% và thay đổi bột giặt thường xuyên là không nhiều 10%. Điều  này cho thấy người tiêu dùng đang sử dụng bột giặt Omo không có ý định thay đổi nhã hiệu khác, thể hiện sự hài lòng của khách hàng khi mua. Nhưng tỷ lệ thỉnh thoảng đổi bột giặt cũng cao, tuy đôi khi họ thay đổi nhãn hiệu khác nhưng họ ưa chuộng và sử dụng bột giặt Omo.


Trong giai đoạn 2008-2011, nhãn hiệu Omo của Unilever đã giữ vị trí thống lĩnh tại thị trường Việt Nam khi chiếm hơn 65% thị phần. Nhãn hiệu Tide của Tập đoàn P&G đứng thứ hai với khoảng 23% thị phần. Còn 12% thị phần được chia đều cho các nhãn hiệu nhập khẩu lẫn các thương hiệu nội như Daso, Mỹ Hảo, Lix, Vì Dân, Đức Giang… cho thấy được bột giặt Omo đã tạo được sự tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng. Sự tin cậy đó đã đem đến cho Omo hay tide những lượng khách hàng lớn, trung thành và theo suốt chặng đường phát triển của mình.

Mời các bạn theo dõi bài viết: 




Ngành bột giặt trong những năm gần đây (phần 2)

Tiếp phần 1

Mục tiêu của OMO: “OMO được định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả hoạt động của OMO điều hương tới mục tiêu này”. Hàng loạt chương trình ra đời điều hướng đến mục tiêu nhất quán này, các chương trình hướng về cộng đồng:

“OMO áo trắng người sáng tương lai”
“Ngày hội những chiếc túi tài năng”
“triệu tấm lòng vàng”
“Tết làm phúc sung túc cả năm”
Hay làm từ thiện : sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết.

Các chương trình đã mang lại lợi ích thiết thưc cho xã hội. Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người. OMO đã khôn ngoan trong việc để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng. Tìm cách liên kết bền vững với các công ty máy giặt, hay nhãn hiệu comfort để cải thiện sản phẩm, hợp tác hai bên cùng có lợi. Điều đó đã đưa các nhãn hiệu khác vào cảnh phải cạnh tranh khốc liệt, và lép vế hơn.

Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp. Công ty đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lí cho người tiêu dùng.
Từ sau khi giành được hầu hết thị phần tại Việt Nam, Unilever và P&G đã thu hẹp hoạt động sản xuất, thuê các công ty nhỏ hoặc nhà máy trong nước gia công sản phẩm. Giảm bớt được áp lực sản xuất, các công ty FDI này đã tập trung vào xây dựng, phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối đến từng ngóc ngách nhỏ của thị trường.  

Để có thể tồn tại, nhiều DN nội đã chấp nhận làm gia công. Khi gia công, ban đầu các công ty này nhận được nhiều đơn hàng với giá hấp dẫn và ít quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu riêng, nhưng đến thời điểm khó khăn, sức tiêu thụ giảm đối tác lại giảm đơn hàng. Điều này đã dẫn đến việc nhãn hiệu không chỉ Omo, mà còn Tide đã có cơ hội hơn để bành trướng tiếp cận người tiêu dùng trọn vẹn hơn.


Lúc đó, nhiều DN muốn quay lại giành giật thị trường đã không kịp. Các chuyên gia nhận định, hiện nay trên thị trường, các sản phẩm của Unilever và P&G đang dẫn dắt và quyết định nhu cầu mua sắm của thị trường.

(Còn nữa)


Ngành bột giặt trong những năm gần đây (phần 1)

Trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện khá nhiều bột giặt. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor (Anh), trong giai đoạn 2006-2011, thị trường bột giặt đã tăng trưởng mạnh khi doanh thu từ mức 3.800 tỷ đồng đã tăng lên 7.300 tỷ đồng. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn 2012-2016 từ 7.500 tỷ đồng lên 8.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên thị trường hiện nay ngành bột giặt tập trung chủ yếu vào các nhãn hiệu lớn và mạng tính độc quyền cao, nỗi trội là Unilever, P&G. Bởi sự ảnh hưởng của thương hiệu của các tập đoàn đa quốc gia quá lớn. Với các chính sách Marketing cho sản phẩm, và cách tiếp cận thị trường, Các sản phầm của các tập đoàn này ngày càng lấn lướt, giành được phần lớn thị trường ở Việt Nam. Len lõi về các vùng quê, nông thôn, tận những vùng miền xa xôi. Đây chính là điểm mà các nhãn hiệu nội địa chưa làm được vì lý do tiềm lực chưa đủ sức để vươn tới những thị trường nầy. Và DN ngoại đang thâu tóm thị trường, thu về lợi nhuận cao, trong khi phần đông DN nội lại hụt hơi trong cuộc đua giành thị phần.

Người tiêu dùng thường có thói quen tìm kiếm thông tin qua quảng cáo vì đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm nhất qua báo, truyền hình…. Mà không cần phải hỏi thăm người khác hay tiếp thị. Đây là một yếu tố quan trọng giúp các nhà Marketing đưa ra chiến lược thu hút thị hiếu. Với những chương trình quảng cáo, giảm giá mạnh, và chiến lược phân khúc thị trường. Các nhãn hiệu Omo, Tide, Viso đã dần đi vào thói quen tiêu dùng của người Việt, và khó thay đổi.


Trong quá trình tiêu dùng, mua sắm bột giặt hằng ngày người tiêu dùng luôn chú ý đến tính năng của sản phẩm để phù hợp với nhu cầu như : tính năng giặt sạch, thơm lâu, ít hại da tay, lâu hư quần áo, và yếu tố ít bọt dành cho các sản phẩm cho máy giặt. Trong đó thì hai tính năng là giặt sạch và thơm lâu là được quan tâm nhiều nhất khi sử dụng bột giặt. Chiến lược sắc sảo và nhạy bén- công ty Unilever Việt Nam đã làm cho hầu hết người tiêu dùng điều nhớ nằm lòng nhãn hiệu OMO. Dấu mốc quan trọng là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa OMO và Tide năm 2002. Omo đã chứng tỏ sự thành công trong chiến lược của mình bằng slogan “Omo-Chuyên gia giặt vết bẩn”, làm cho khách hàng nghĩ đến OMO là nghĩ đến trắng sạch. Và Omo luôn phát triển, liên tục có nhiều sản phẩm mới phục vụ theo các nhu cầu của khách hàng như bột giặt dành riêng cho máy giặt, bột giặt OMO hương ngành hoa….

(Còn nữa)